Chức năng mới của Gmail
cho phép bạn tìm kiếm nội dung bên trong tập tin đính kèm với các định
dạng thông dụng Adobe Acrobat, Microsoft Office.
Trước đây, Gmail chỉ cho phép tìm kiếm nội dung bên trong tập tin
đính kèm dạng văn bản (text file) hay HTML (HTML document). Giờ đây,
Gmail cho phép tìm kiếm nội dung trong các tập tin đính kèm định dạng
Word, Excel, PowerPoint. Tính năng này giúp việc tìm kiếm các tập tin
đính kèm thuận tiện và dễ dàng hơn. Bạn không phải mất quá nhiều thời
gian tải về và kiểm tra nội dung toàn bộ các tập tin đính kèm trong
email như trước. Để tìm nội dung bên trong tập tin đính kèm, bạn
cần gõ nội dung cần tìm trên thanh tìm kiếm với cấu trúc has:attachment
điều kiện tìm. Ví dụ, bạn tìm từ security trong các tập tin đính kèm,
bạn nhập cấu trúc has:attachment security.
Nếu bạn muốn giới hạn tìm kiếm trong tập tin PDF, hãy nhập cấu trúc has:attachment filename:PDF security. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm nội dung tập tin đính kèm bằng Tiếng Việt chẳng hạn has:attachment filename:PDF luật.
Khi truy cập các dịch vụ
trên Internet, bạn nên thực hiện các biện pháp an toàn để bảo vệ tài
khoản tránh các rủi ro thất thoát thông tin, dữ liệu ngoài ý muốn.
Mật khẩu là “rào chắn” cơ bản nhằm ngăn chặn người khác đăng nhập
trái phép vào tài khoản của bạn. Mật khẩu không thể bảo vệ an toàn nếu
bạn dùng một mật khẩu cho nhiều tài khoản, đăng nhập tài khoản từ máy
tính lạ, máy tính đang kết nối mạng bảo mật thấp, chẳng hạn mạng Wi-Fi
tại nơi công cộng, quán cà-phê,… Thông thường, để đảm bảo an toàn khi
truy cập, một số dịch vụ còn cung cấp thêm các cơ chế mã hóa, bảo vệ bổ
sung như SSL (Secure Sockets Layer), xác thực 2 yếu tố, nghĩa là ngoài
mật khẩu bạn cần thêm một bước xác thực nữa, có thể là mã gửi qua tin
nhắn điện thoại, email…
Xác thực 2 yếu tố giúp truy cập dịch vụ trên Internet an toàn hơn.
Để tạo mật khẩu mạnh, khó đoán hay phá vỡ, bạn nên tuân thủ nguyên tắc: - Không dùng cùng mật khẩu cho nhiều dịch vụ. - Hạn chế dùng tên quen thuộc, các ký tự đơn giản. -
Nên đặt mật khẩu gồm các ký tự kết hợp vừa chữ, số, ký tự đặc biệt, chữ
hoa, thường và không quá ngắn, nên từ 8 ký tự trở lên. Thường mật
khẩu 15 ký tự sẽ khó “phá vỡ” hơn nhiều lần so với mật khẩu 14 ký tự.
Ngoài ra, nếu dịch vụ hỗ trợ các cơ chế xác thực, bảo vệ bổ sung, bạn
nên chọn áp dụng. Mẹo: đặt mật khẩu sao cho khi
bạn nhập mật khẩu trông như “múa” trên bàn phím, phím Shift (nhập ký tự
hoa) là một trong những chiêu tạo động tác giả, giúp thu hút hướng chú ý
của người khác. Nếu muốn dùng những chuỗi quen thuộc, bạn nên đảo chữ,
kết hợp thêm ký tự đặc biệt, chẳng hạn tên quen thuộc là pcworld20nam, bạn có thể đảo và kết hợp các ký tự khác mano2Dlr0Wcp, tuy nhiên lời khuyên vẫn là hạn chế dùng những chuỗi quen thuộc. Để
không phải ghi nhớ quá nhiều mật khẩu mạnh, bạn có thể dùng phần mềm,
tiện ích quản lý mật khẩu như KeePass, Password Manager, Passwords
Keeper. Paswword Safe
là một trong các tiện ích quản lý mật khẩu hiệu quả, mã nguồn mở, cung
cấp miễn phí, chạy trên hệ điều hành Windows, hỗ trợ mã hóa mạnh, tạo
mật khẩu ngẫu nhiên theo các thiết lập bạn chọn, tạo mật khẩu theo nhóm.
Kể từ lúc này, bạn chỉ cần nhớ mật khẩu đăng nhập vào tiện ích quản lý
mật khẩu và mật khẩu đăng nhập vào máy tính.